10 CÂU HỎI KHÓ TRONG ĐỀ THI TIẾNG VIỆT
10 HARD QUESTIONS IN VIETNAMESE EXAM
10 HARD QUESTIONS IN VIETNAMESE EXAM
READING TEST
TỔNG HỢP ĐỀ THI
QUÁN CÓC Ở SÀI GÒN
(1)Trên đất Sài Gòn có hàng trăm, hàng ngàn quán cà phê cóc. Hầu như ở bất cứ một góc phố, một con hẻm nào cũng có thể nhìn thấy một chiếc xe đẩy với mấy cái ghế nhựa, đôi khi chỉ là một cái giỏ đựng vài phin cà phê và một bình nước sôi, thế là thành một điểm hẹn cho những người thích cà phê sáng.
(2)Người Sài Gòn có cái thú uống cà phê buổi sáng. Nó giống như cái thú uống trà (chè) của người miền Bắc. Buổi sáng, bên cạnh ly cà phê, người ta chuyện trò với nhau. Có người đi một mình, vừa thưởng thức cà phê vừa đọc báo. Có người thì vừa uống cà phê vừa ngắm nhìn dòng người qua lại.
(3)Quán cóc không chỉ phục vụ cho giới bình dân hay người lao động. Đối với nhiều người, chuyện tiền bạc không quan trọng mà cái chính là thoả mãn được ý thích của mình. Họ đến quán cóc vì muốn được gặp bạn bè để tán gẫu, được đọc báo trong một không gian thoáng đãng và cũng được dễ dàng ngắm nhìn sự chuyển động của thành phố. Quán cóc không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, và thường đông khách, dù không phải quán cóc nào cà phê cũng ngon.
(4)Nói về quán cóc ở Sài Gòn chẳng biết đến khi nào mới hết. Dường như quán cóc đã trở thành một nét văn hóa rất riêng của Sài Gòn.
Câu 1. “Quán cà phê cóc” ở đoạn (1) có nghĩa là
(a)Quán cà phê có bán cả trái cây như cóc, ổi, ...
(b)Quán cà phê có bán kèm món thịt cóc, ếch.
(c)Quán cà phê nhỏ, thường bán trên vỉa hè, góc phố.
(d)Quán bán cà phê phin, không phải cà phê pha sẵn.
Câu 2. Ý chính của đoạn (2) là gì?
(a)Cái thú uống cà phê sáng của người Sài Gòn.
Câu 3. Cụm từ “Đối với nhiều người, chuyện tiền bạc không quan trọng” ở đoạn (3) có thể hiểu là …
(a)Đối với nhiều người, có nhiều chuyện quan trọng hơn.
Câu 4. Cụm từ “tán gẫu” ở đoạn (3) có nghĩa là …
(a)Nói chuyện với mục đích làm ăn, kinh doanh
Câu 5. Từ câu cuối cùng của đoạn (3) “quán cóc… thường đông khách dù không phải quán cóc nào cà phê cũng ngon” có thể suy ra là…
(a)Người ta đến quán cóc chỉ để nói chuyện chứ không phải để uống cà phê.
Câu 6. Từ “họ” trong đoạn (3) chỉ ai?
(a)Người thích uống cà phê cóc.
Câu 7. Cụm từ “cái chính” ở đoạn (3) có thể thay bằng…
(a)Cái cần thiết
Câu 8. Câu “Nói về quán cóc ở Sài Gòn chẳng biết đến khi nào mới hết” ở đoạn (4) có nghĩa là…
(a)Quá nhiều quán cóc nên chẳng thể biết hết tên của chúng.
Câu 9. Theo bài, quán cóc thường có “không gian thoáng đãng” vì …
(a)Quán cà phê cóc thường nằm trên vỉa hè, góc phố.
Câu 10. Nội dung chính của bài đọc này là gì?
(a)Người Sài Gòn chỉ thích uống cà phê theo văn hóa truyền thống.
ĐÁP ÁN 1 - C; 2 - A; 3 - D; 4 - B; 5 - D; 6 - A; 7 - C; 8 - B; 9 - A; 10 - C
Nhắn tin cho cô nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào!
Course: https://www.udemy.com/user/hoang-thi-gam-2/
Youtube: @VietnameseTeachers
Contact LINE: hoangthigam